Những bất cập xung quanh sự kiện thể thao lớn nhất khu vực năm 2017

Sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á đang bị biến dạng. Quay trở lại với kiểu “hội làng” như những thời kỳ trước đây. Sau một kỳ SEA Games được cho là văn minh tại Sigapore được hy vọng như là bước ngoặt.

Việc nước chủ nhà SEA Games 29 Malaysia đưa ra nguyên tắc bốc thăm “không giống ai” ở môn bóng đá và futsal đã khiến các quốc gia trong khu vực thêm một lần nữa bất bình.

Môn leo tường được đưa vào thi đấu ở SEA Games

Vị trí số 1 và số huy chương vàng vượt trội

Vì căn bệnh thành tích, nhiều năm qua, SEA Games đã bị biến thành những “hội làng” chứ không phải kỳ đại hội thể thao tầm cỡ khu vực. Nhìn lại những kỳ SEA Games gần đây. Nước chủ nhà nào cũng có tư tưởng “vơ vét huy chương”. Thường chiếm vị trí số 1 với số huy chương vàng vượt trội so với phần còn lại.

Năm 2001, Malaysia là nước chủ nhà SEA Games 21 và dẫn đầu với 111 HCV. 2 năm sau đến lượt chủ nhà Việt Nam dẫn đầu khu vực với 158 HCV. Bỏ xa Thái Lan xếp thứ 2 với 90 HCV. Đến SEA Games 23 năm 2005. Philippines đăng cai và cũng xếp thứ nhất với 113 HCV. SEA Games 24 năm 2007 thì chủ nhà Thái Lan chiếm vị trí độc tôn với kỷ lục 183 HCV. Năm 2011, Indonesia cũng thống trị với 182 HCV. Chỉ có chủ nhà Lào (SEA Games 2009 và Myanmar (SEA Games 2013) do quá yếu không vươn lên được vị trí dẫn đầu.

Sự kiện thể thao “ao làng”

Theo tin thể thao, điều lệ của SEA Games. Có 2 nhóm, một là các môn Olympic bắt buộc phải có như điền kinh, bơi lội, bắn súng… Nhóm thứ hai do chủ nhà tự quyết định. Với điều lệ mở này thì thậm chí quốc gia đăng cai hoàn toàn có thể bỏ môn bóng đá cũng không phạm luật. Bởi thế từng có chuyện, trước thềm sự kiện thể thao SEA Games năm 2005, chủ nhà Philippines đề xuất bỏ luôn môn bóng đá nam. Nhưng vấp lại sự phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia khác. Và SEA Games 2011. Indonesia do bóng đá nữ quá yếu nên quyết định cắt luôn, không tổ chức.

SEA Games năm 2005, chủ nhà Philippines đề xuất bỏ luôn môn bóng đá nam

Đặc quyền thích thì bỏ

Bởi có đặc quyền nên mới có chuyện các nước chủ nhà thường cắt đi những môn thế mạnh của quốc gia khác. Để đưa những môn thế mạnh không phổ biến của mình vào chương trình thi đấu. Thực hiện kế hoạch “vơ vét huy chương”. Năm 2011, chủ nhà Indonesia đã đưa cả môn chơi Bridge vào chương trình đại hội. Thậm chí còn có đến 9 bộ huy chương. Để hợp lý hóa môn thể thao có sự tham gia của các VĐV lên lão này. Indonesia đã thuyết phục đủ 3 nước tham gia. Trong đó có Việt Nam. Thậm chí, những bộ môn kỳ quặc được đưa vào như trượt patin, leo tường, chơi cờ tưởng…

Ở sự kiện thể thao này năm 2005. Philippines đưa môn thể thao “bạo lực” là võ gậy vào chương trình thi đấu. Đến SEA Games 27, môn Chilone truyền thống của Myanmar. Đua ngựa băng đồng cũng được đưa vào để lấy huy chương…

Đặc quyền trọng tài thiên vị…

Hay như việc trọng tài xử ép để giúp đội chủ nhà giành huy chương thì không hiếm. Mà câu chuyện bi hài nhất chính là trận chung kết giữa võ sĩ người Thái Lan Anothai Choopeng và Dian Kristanto của Indonesia. Ở hạng cân 50kg ở SEA Games năm 2011. Võ sĩ của nước chủ nhà chỉ biết chạy tránh đòn. Núp sau lưng trọng tài nhưng vẫn được xử thắng và giành HCV.

Hướng tới 1 sự kiện thể thao tầm cỡ quá khó

Tất cả những điều đó đã biến sự kiện thể thao lớn nhất khu vực thàng “hội làng”. Và mọi thứ chỉ được thay đổi ở SEAGames 28. Khi Singapore dám và có thể thay đổi. Ngay từ khi nhận quyền đăng cai. Singapore tuyên bố sẽ mang đến một kỳ đại hội sạch, đẹp và công bằng. Đầu tiên là chọn các môn thi đấu cơ bản trong hệ thống Olympic. Không có những môn thể thao “kỳ dị” nào. Tinh thần thể thao cao thượng được Singapore giương cờ. Thể hiện đúng nghĩa khiến cả Đông Nam Á phải thán phục.

Đỉnh cao của giá trị thể thao của SEA Games 2 năm trước ở Singapore chính là câu chuyện về một VĐV Marathon Singapore tên Ashley Liew. Khi phát hiện nhiều VĐV đang chạy sai đường đã quyết định quay lại. Chỉ dẫn cho các đối thủ. Vì điều này mà Ashley Liew không giành được huy chương. Nhưng VĐV của Singapore xứng đáng đi vào lịch sử của SEA Games về tinh thần thể thao cao thượng.

Kết thúc SEA Games 28. Nước chủ nhà Singapore chỉ đứng thứ 2 với 84 HCV. Kém Thái Lan 11 HCV và hơn Việt Nam 11 HCV. SEA Games 28 – một kỳ SEA Games được các thành viên tham dự khen ngợi, tôn trọng từ chất lượng chuyên môn đến công tác tổ chức.

Bất cập của SEA Games 2017

Tư tưởng “gom huy chương” tưởng như sẽ bị triệt tiêu sau khi Singapore đã đi tiên phong. Nhưng rồi “cơn ác mộng” vẫn quay lại. Khi chủ nhà SEA Games 29 là Malaysia quay lại với những giá trị xưa cũ…

Từ điền kinh…

Trong cuộc họp mới đây của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á (SEAGF). Malaysia đã trình bản danh sách dự kiến 34 môn thi đấu với 342 bộ huy chương SEA Games 2017. Chủ nhà đề xuất cắt nhiều môn, nội dung. Như thể hình, canoeing, đấu kiếm, bóng đá nữ, vật, boxing nữ, cử tạ nữ, judo… Riêng điền kinh, Malaysia cắt 8 nội dung là marathon (nam, nữ), chạy 10.000m (nam, nữ), 3.000m vượt chướng ngại vật (nam, nữ), 10 môn phối hợp (nam) và 7 môn phối hợp (nữ). Điều này đã gây tranh cãi quyết liệt. Liên đoàn điền kinh Châu Á (AAA) sau đó phải lên tiếng rồi tuyên bố sẽ không cấp giấy phép cho tổ chức thi đấu điền kinh tại SEA Games 29. Nếu Malaysia cắt bỏ những nội dung này.

đến bóng đá

Đỉnh cao của những bất cập đó là việc BTC nước chủ nhà mới đây đã đưa ra nguyên tắc bốc thăm thiếu sự công bằng ở môn bóng đá (nam, nữ) và futsal (nam, nữ). Theo đó, nước chủ nhà sẽ được tự chọn bảng đấu. Cụ thể ở môn bóng đá nam. Thái Lan với Myanmar vào chung kết SEA Games 2015 nên được xếp là hạt giống. 8 đội còn lại sẽ bốc thăm vào 2 bảng và chủ nhà Malaysia có quyền lực chọn bảng đấu tùy thích.