Những chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách xử lý

Trong bóng đá nhiều người không may bị chấn thương. Dưới đây là những chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất mà bạn cần lưu ý.

Những chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bong gân

Đây là chấn thương phổ biến và thường gặp phải nhất ở những người chơi thể thao đặc biệt là những cầu thủ bóng đá. Hiện tượng này xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này, các bắp chân, dây chằng co giãn và chùng lại một cách đột ngột và tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt hoặc rách, gây đau nhức khớp gối. Thông thường, nếu bị bong gân các cầu thủ phải nghỉ ngơi và ngưng thi đấu ít nhất là từ 4 đến 6 tuần. Thời gian nghỉ ngơi của các cầu thủ bị bong gân dài hay ngắn còn phụ thuộc vào mức độ bong gân nặng hay nhẹ.

Nếu đã quan tâm đến các chấn thương chắc hẳn các bạn sẽ quan tâm đến các giải đấu lớn. Xem ngay nhận định bóng đá hôm nay từ các chuyên gia chuẩn xác nhất nhé.

Những chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách xử lý

Căng cơ

Căng cơ cũng là một chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến, tình trạng căng cơ xảy ra khi cầu thủ cố gắng chuồi theo bóng hoặc thực hiện một tình huống sút bóng đá vượt quá tầm với chân. Tuy mức độ không nặng như bong gân nhưng nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quãng thời gian dưỡng thương của các cầu thủ.

Trật khớp gối

Chấn thương trật khớp gối rất dễ xảy ra khi cầu thủ có những tình huống va chạm với đối phương, khi đó các xương ở khớp gối bị chệch ra ngoài vị trí và trục bình thường của chúng. Khi gặp phải chấn thương này đa phần các cầu thủ sẽ phải rời sân và không thể tiếp tục thi đấu tiếp.

Ngoại Hạng Anh là 1 trong những giải đấu lớn tập trung rất nhiều các cầu thủ xuất sắc. Xem ngay lịch bóng đá Ngoại Hạng Anh để không bỏ lỡ các trận cầu yêu thích nhé.

Tổn thương dây chằng

Dây chằng là một trong những bộ phận nối liền giữa các xương chày và xương đùi, giúp giữ cho các xương khớp di chuyển linh hoạt và không di chuyển quá xa nhau. Có rất nhiều dây chằng xung quanh khớp gối bao gồm dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên,… Một khi việc chạy nhảy hay tiếp đất quá mức trong quá trình thi đấu hay tập luyện sẽ khiến dây chằng bị tổn thương và gây ra tình trạng đau nhức vùng đầu gối. Trường hợp rách dây chằng thường xảy ra khá phổ biến ở vận động viên bóng đá.

Tổn thương sụn chêm

Đây là chấn thương đầu gối khi đá bóng khá phổ biến. Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương đùi và xương chày. Những miếng sụn này có thể bị rách đột ngột trong các hoạt động thể thao. Khi bị rách sụn chêm đột ngột, bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lắc rắc ở khớp gối. Sau thương tích ban đầu, đau, sưng, và cứng khớp có thể tăng lên trong vài ngày tiếp theo.

Gãy xương

Đây có thể coi là chấn thương nghiêm trọng nhất trong những chấn thương đầu gối mà các cầu thủ bóng đá có thể gặp. Chấn thương do tác động tác động mạnh như: tiếp đất sai hoặc những tình huống va chạm quyết liệt…là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gãy xương ở đầu gối.

Cách điều trị các chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bong gân

Khi gặp phải chấn thương này, nên tiến hành dùng đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc vào trong một chiếc khăn mềm và chườm lên khu vực bị bong gân ngay lập tức. Thực hiện chườm đá từ 10 – 15 phút với cường độ từ 6-7 lần/ ngày. Trong quá trình chườm lạnh, không nên xoa bóp hay bôi các loại dầu nóng vì rất dễ gây sưng và phù nề ở vùng bong gân. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về các loại thuốc giảm đau và các bài tập trị liệu và hồi phục để nhanh chóng bình phục.

Căng cơ

Cũng giống như trường hợp bị bong gân, khi gặp phải tình trạng căng cơ, người chấn thương nên dừng hoạt động luyện tập, thi đấu để tiến hành chườm đá lạnh, điều này sẽ làm giảm mức độ đau nhức và sưng ở chân. Ngoài ra cần nghỉ ngơi để chấn thương hoàn toàn bình phục. Để tránh gặp phải tình trạng căng cơ các cầu thủ khi tham gia tập luyện, thi đấu cần phải khởi động kỹ lượng, điều này sẽ giúp cho các cơ bắp dẻo dai và hoạt động tốt hơn.

Tổn thương sụn chêm

Thông thường, rách sụn chêm sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua nội soi. Từ đó, dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi phần sụn chêm bị rách hoặc dập. Hoặc cũng có thể chỉ khâu lại chỗ tróc qua nội soi mà không cắt bỏ, bởi việc loại bỏ phần sụn chêm bị hư hỏng sẽ làm cho khớp gối mau bị thoái hóa và dẫn đến hư khớp về sau. Vận động viên bóng đá có thể phục hồi chức năng và trở lại tập luyện sau đó 6 đến 12 tuần.

Gãy xương, trật khớp gối và tổn thương dây chằng

Khi gặp phải những chấn thương này, người chấn thương cần phải dừng tất cả các hoạt động vận động, di chuyển để tránh làm ảnh hưởng và gây tác động xấu đến chấn thương. Sau đó đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời từ các bác sĩ.

Trên đây là một số những chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp phải. Hi vọng rằng quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều cách phòng tránh cũng như chú ý hơn khi đá bóng để không mắc phải những chấn thương đáng tiếc này. Xem thêm những hàng ngàn bài viết hấp dẫn tại tin thể thao của vnbongda nhé.

"Độc giả cần nhớ rằng, các dự đoán và nhận định về bóng đá cập nhật từ các nguồn dữ liệu chỉ là để giải trí và tham khảo. Xin cảm ơn sự tin tưởng của các bạn."